Vietnix Firewall Anti DDoS bảo vệ toàn diện, hiệu suất tối ưu

Công nghệ thiết kế dựa trên các cuộc tấn công tại Việt Nam.

Có thể xử lý lưu lượng tấn công DDoS quy mô lớn.

Chống DDoS cả tầng ứng dụng, mạng, cơ sở hạ tầng.

Không làm giảm hiệu suất hệ thống, uptime cao.

Hỗ trợ kỹ thuật 24/7 với đội ngũ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.

500.000 VNĐ/tháng

Với gần 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ Anti DDoS cho VPS/Server ở Việt Nam, Vietnix tự tin đem đến cho bạn dịch vụ Anti DDoS số 1 Việt Nam.

Chống DDoS theo chiều sâu, đứng đầu thị trường

Anti DDoS đa tầng

♦ Vietnix Firewall hoạt động như một lớp giáp vững chắc giữa hệ thống và cuộc tấn công DDoS. Với khả năng phân tích và vô hiệu hóa các kết nối tấn công ở cả tầng ứng dụng, tầng mạng và tầng cơ sở hạ tầng, đảm bảo hệ thống được bảo vệ toàn diện.

♦ Hệ thống bảo vệ gồm 6 tầng hoạt động liên tục và tự động, cho phép phát hiện và ngăn chặn các tấn công cách nhanh chóng. Giúp giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo tính liên tục của dịch vụ, bảo vệ nguồn lực mạng trước các mối đe dọa ngày càng tinh vi.

Dịch vụ chống DDoS hàng đầu thị trường

Bảng chi tiết các gói dịch vụ Firewall Anti DDoS tại Vietnix

Thông số kỹ thuật

Firewall 1

Firewall 2

Firewall 3

Firewall 4

Firewall 5

Giá dịch vụ 500,000đ
/ Tháng
1,000,000đ
/ Tháng
2,000,000đ
/ Tháng
4,000,000đ
/ Tháng
8,000,000đ
/ Tháng
Băng thông 300Mbps 700Mbps 1.5 Gbps 5 Gbps 10 Gbps
Tần số gói tin 300,000 pps 700,000 pps 1,500,000 pps 3,000,000 pps 5,000,000 pps
Domain 2 2 4 10 10
Số lượng IP Backend 1 1 2 5 5
Chống Botnet
Chống SYN Flood
Chống SYN Flood Fake Source IP
Chống UDP Flood
Chống ICMP/ICMP Fragmentation Flood
Chống GRE Flood
Chống TOS Flood
Chống SYN+ACK / ACK+PSH Flood
Chống NTP/DNS/SNMP/SSDP/Memcached Reflection Flood
Chống Fraggle/Smurf/Land Attack
Chống TCP XMAS/Null/Fragmentation Attack
Chống CharGEN/Echo Flood
Chống Slowloris Attack
Chống HTTP Flood
BOT cảnh báo tấn công qua Telegram
Kiểm soát cổng (Port) truy cập
Giới hạn số lượng kết nối/tần số từng IP
Giới hạn số lượng kết nối/tần số của từng IP trên từng Port
Giữ IP thật của của người dùng
Tự học IP thật vào danh sách ưu tiên
Giao diện quản lý Whitelist/Blacklist
Giao diện quản lý Port
Tùy biến rule theo yêu cầu

(*) Nhằm đảm bảo hiệu năng Anti DDOS tốt nhất, dịch vụ Firewall chỉ hỗ trợ chống tấn công cho các VPS/Dedicated Server mua tại Vietnix.

Tại sao nên chọn

Firewall Anti DDoS của Vietnix

Chủ động công nghệ

Công nghệ Firewall Anti DDoS do Vietnix sáng tạo và phát triển từ năm 2012 đến nay.

Phần cứng mạnh mẽ

– Phần cứng được lựa chọn tối ưu từ Card mạng (NIC).
– Chip xử lý (CPU) thông qua quá trình benchmark gắt gao.
– Hệ thống hoạt động ổn định ngay cả khi đối mặt với các cuộc tấn công quy mô lớn.

Dùng thử miễn phí

Miễn phí trải nghiệm dùng thử 3 ngày trước khi đăng ký dịch vụ Firewall Anti DDoS Vietnix

Bảo vệ toàn diện

– Tích hợp một bộ chữ ký toàn diện cập nhật liên tục từ các nguồn quốc tế uy tín
– Nhận diện và chống lại tấn công DDoS mới và phức tạp nhất.
– Giúp doanh nghiệp bảo vệ tài nguyên mạng, toàn diện trước các mối đe dọa.

Phản hồi nhanh, hỗ trợ 24/7

– Đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7 qua nhiều kênh như Ticket, Livechat, Hotline… – Đảm bảo mọi phản hồi của khách hàng luôn được giải quyết kịp thời giúp tình hình kinh doanh luôn thông suốt và vận hành trôi chảy nhất.

Phòng ngừa thất thoát doanh thu

– Giảm thiểu thời gian hệ thống hoặc website bị sập.
– Giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh liên tục.
– Giảm chi phí khắc phục hậu quả: khôi phục dữ liệu, sửa chữa hệ thống, bồi thường khách hàng,…

Nhiều tầng dự phòng

Máy chủ Firewall, Access, Core và Uplink đều được đấu nối 2 đường mạng khác nhau bằng công nghệ LACP và vPC.

Linh hoạt

– Sẵn sàng hỗ trợ tối ưu hóa Firewall phù hợp riêng với ứng dụng của khách hàng. – Hoạt động độc lập, có thể thiết lập trên bất kỳ hệ điều hành hay nền tảng nào, bao gồm Windows.

Phát hiện nhanh chóng và tự động các cuộc tấn công

– Hệ thống giám sát và phân tích lưu lượng truy cập liên tục.
– Nhờ công nghệ và thuật toán, hệ thống có thể phát hiện tấn công trong thời gian thực, thậm chí chưa đầy vài giây.
– Ứng dụng Machine Learning để nâng cao khả năng phát hiện, phản ứng với các cuộc tấn công.

Báo cáo chi tiết về tấn công DDoS

– Vietnix cung cấp báo cáo chi tiết về thông số như loại tấn công, thời gian, lưu lượng, nguồn gốc,…
– Khách hàng hiểu rõ hơn về mối đe dọa, có biện pháp phòng ngừa kịp thời

Không ngừng cập nhật liên tục

Thường xuyên cập nhật quy tắc và chữ ký tấn công để đối phó với các hình thức tấn công mới và tinh vi.

Hỗ trợ

Các câu hỏi thường gặp về Firewall Anti DDoS

1. DDoS là gì?

Tấn công DDoS (Distributed Denial-of-Service) là một dạng tấn công từ chối dịch vụ phân tán khiến cho máy chủ không có đủ tài nguyên để xử lý và phản hồi của người dùng hợp lệ, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.


2. Tấn công DDoS có những hình thức nào?

Hiện nay, có rất nhiều hình thức tấn công DDoS nhưng phổ biến nhất có thể kể đến như:

SYN Flood: Là một hình thức tấn công với mục đích khiến máy chủ không có lưu lượng để truy cập hợp pháp thông qua cách tiêu thụ toàn bộ tài nguyên server đang có sẵn.

UDP Flood: Là kiểu tấn công mà trong đó một số lượng lớn các packets User Datagram Protocol (UDP) được gửi đến server mục tiêu để áp đảo khả năng xử lý và phản hồi của thiết bị.

HTTP Flood: Một hình thức tấn công mà kẻ tấn công khai thác các yêu cầu HTTP GET hay POST có vẻ là hợp pháp để tấn công máy chủ web và ứng dụng.

Ping of Death: Là dạng tấn công mà kẻ tấn công cố gắng làm sập, mất ổn định hoặc đóng băng máy tính hoặc dịch vụ được nhắm mục tiêu, thông qua việc gửi các gói tin có định dạng sai hoặc quá lớn bằng lệnh ping cơ bản.

Smurf Attack: Là một loại tấn công mà trong đó kẻ tấn công giả mạo địa chỉ IP để gửi nhiều yêu cầu truy cập đến một hệ thống khác, khiến cho hệ thống đó bị quá tải và mất khả năng phục vụ các yêu cầu từ người dùng hợp lệ.

Fraggle Attack: Giống như Smurf Attack, loại tấn công này dùng giao thức UDP để gửi hàng loạt yêu cầu giả mạo tới các máy chủ SNMP và khiến cho hệ thống bị quá tải sau đó mất khả năng xử lý những yêu cầu từ người dùng hợp lệ.


3. Cuộc tấn công DDoS thường kéo dài bao lâu?

Cuộc tấn công DDoS có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày, thậm chí vài tuần hoặc vài tháng trong những trường hợp nghiêm trọng. Điều này phụ thuộc vào mục tiêu, quy mô và cường độ, nguồn lực của cuộc tấn công, khả năng phòng thủ của bạn. Các yếu tố này sẽ quyết định thời gian và mức độ thiệt hại gây ra.


4. Cơ chế Firewall Anti DDoS hoạt động như thế nào để bảo vệ website của tôi?

Firewall Anti DDoS bảo vệ website bằng cách phát hiện lưu lượng bất thường thông qua các thuật toán, phân loại lưu lượng truy cập thành hợp lệ, lọc DDoS và chặn lưu lượng không hợp lệ. Nó liên tục cập nhật quy tắc và thuật toán để đối phó với các phương thức tấn công DDoS mới nhất, đảm bảo an toàn cho website của bạn.


5. Firewall Anti DDoS có làm ảnh hưởng đến hiệu suất website hay server không?

Trong phần lớn các trường hợp, việc sử dụng Firewall Anti DDoS không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất. Các dịch vụ chất lượng cao thường được thiết kế để xử lý lưu lượng truy cập hiệu quả mà không gây chậm trễ.


6.Firewall Anti DDoS có thể phát hiện tất cả các loại tấn công DDoS không?

Không, Firewall Anti DDoS không thể phát hiện tất cả các loại tấn công DDoS. Nó có thể phát hiện và ngăn chặn phần lớn các cuộc tấn công phổ biến nhưng gặp khó khăn với các tấn công mới hoặc tinh vi hơn.


7. Tôi có thể tìm hiểu thêm về cách chống DDoS của Vietnix ở đâu?

Các thông tin hướng dẫn, cơ chế hoạt động của Vietnix Firewall thường xuyên được cập nhật trên Blog của Vietnix. Các bạn có thể truy cập theo đường dẫn https://vietnix.vn/blog/ và tìm kiếm các thông tin liên quan đến DDoS.


8. Ngoài việc bảo vệ hệ thống, Firewall Anti DDoS còn có thể mang lại những lợi ích kinh doanh nào khác cho doanh nghiệp?

Firewall Anti-DDoS không chỉ bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công DDoS mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh doanh: Đảm bảo hoạt động liên tục của doanh nghiệp, bảo vệ uy tín thương hiệu, cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng khả năng cạnh tranh và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, dịch vụ chống ddos cũng giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định về bảo mật, từ đó tránh các rủi ro pháp lý.


9. Với tình hình tấn công DDoS ngày càng gia tăng tại Việt Nam, những điểm yếu nào của hệ thống khiến doanh nghiệp dễ trở thành mục tiêu?

Các điểm yếu trong hệ thống khiến doanh nghiệp tại Việt Nam dễ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công DDoS bao gồm bảo mật yếu kém như chưa vá lỗi, mật khẩu dễ đoán, và cấu hình sai thiết bị. Ngoài ra, thiếu tài nguyên như băng thông hạn chế, thiếu giải pháp bảo mật chuyên dụng như Firewall Anti DDoS, và kiến thức bảo mật kém ở nhân viên cũng làm tăng nguy cơ bị tấn công. Việc không có các quy trình bảo mật rõ ràng cũng góp phần vào nguy cơ này.


10. Khi lựa chọn Firewall Anti-DDoS, tôi nên ưu tiên những tính năng và công nghệ nào để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cao nhất?

Khi lựa chọn, bạn nên ưu tiên các tính năng sau để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cao nhất: khả năng phát hiện và giảm thiểu tấn công ở nhiều tầng khác nhau, sử dụng công nghệ tiên tiến như Machine Learning để thích ứng với các mẫu tấn công mới, cũng như công nghệ chống giả mạo. Ngoài ra, cần chú ý đến hiệu suất và khả năng mở rộng của thiết bị, tính năng quản lý và báo cáo chi tiết, sự hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp 24/7 từ nhà cung cấp.